Xây nhà cần chuẩn bị gì?

Xây nhà cần chuẩn bị gì?Trước khi bắt tay vào việc xây hoàn chỉnh 1 căn nhà, bạn có rất nhiêu phân vân không biết bắt đầu từ đâu? Cần chuẩn bị những gì? Nên lựa chọn vật liệu nào? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra những chưa có lời giải thoã đáng, vậy nên, hôm nay VRO Group xin chia sẽ một số các kinh nghiệm xây nhà hiệu quả dành cho các gia chủ.

Bước 1: Xác định ý tưởng kiến trúc, nhu cầu và công năng sử dụng

Bước đầu tiên là bạn phải xác định được ý tưởng cho “tổ ấm” của mình, bạn yêu phong cách nhà hiện đại, hay cổ điển, hay bán cổ điển? Cần phải xác định rõ ý tưởng ngôi nhà trước khi làm việc với Kiến Trúc Sư (KTS) nhé, vì việc này sẽ giúp bạn và cả KTS đều tiết kiệm được thời gian lên ý tưởng, cũng như hiểu được tâm ý của nhau một cách hiệu quả nhất.

Xây nhà cần chuẩn bị gì?

Bước 2: Làm việc với kiến trúc sư 

Chắc chắn là sau khi bạn đã có bản phác thảo “trong đầu” thì việc tiếp theo là tìm 1 KTS có phong cách thiết kế phù hợp với ý tưởng của bạn. Bạn nên đề cập với KTS mục đích xây dựng ngôi nhà mình: chỉ để ở, kết hợp ở và buôn bán, chỉ để kinh doanh.,…. Số lượng phòng, công năng sử dụng từng phòng, diện tích, vị trí…. càng chi tiết thì KTS sẽ thiết kế càng đúng theo đúng ý của bạn hơn.

Việc càng liệt lê chi tiết những mong muốn của bạn về “tổ ấm” sẽ giúp việc phác thảo bản vẽ chính xác hơn

Bước 3: Lên kế hoạch tài chính 

Một sự chuẩn bị tốt về tài chính không phải là Bạn có bao nhiêu tiền. Điều cốt lõi là bạn phải lên được kế hoạch tài chính với các danh mục rõ ràng để ngôi nhà của bạn sẽ không vượt quá phạm vi ngân sách mà chính bạn đã đề ra trước đó.

Ước tính chi phí chuẩn bị: gồm các khoản như khảo sát địa chất, chi phí thiết kế, chi phí xin phép xây dựng, chi phí chuyển đồ qua vị trí ở tạm trong thời gian thi công.

Ước tính chi phí Xây dựng cơ bản: đây là chi phí dùng để xây dựng toàn bộ ngôi nhà bạn bao gồm phần xây thô, trang trí nội thất, gạch, đá ốp lát….. Cách tính nhanh và phổ biến hiện nay là tính theo m2 xây dựng.

Ước tính chi phí Nội Thất: Lập danh sách các thiết bị, đồ đạc cần phải trang bị: Bàn ghế, máy lạnh, bếp ga, tủ lạnh ti vi, thiết bị gia dụng cần thiết. Một điều lưu ý những thiết bị, đồ đạc này không thuộc vào phần kinh phí xây dựng. Bạn nên dự trù kinh phí trước tránh tình trạng sau khi xây dựng xong ngôi nhà mơ ước lại thiếu kinh phí trang bị những vật dụng làm tô điểm thêm vẻ đẹp căn nhà, ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc sống của bạn.

Hoạch định danh mục chi phí – Danh mục công việc thật kỹ để hạn chế phát sinh: Hầu hết khách hàng đều có suy nghĩ “làm nhà là công việc cả đời” nên lúc nào cũng muốn “Cố thêm một chút nữa” nên hay phát sinh kinh phí xây dựng, nhất là các loại vật liệu xây dựng hoàn thiện. Nếu tiềm lực tài chính của bạn chưa thực sự thoải mái, nên bám sát theo kịch bản về chi phí mà bạn đã đề ra để tránh phát sinh

Lập kế hoạch tài chính cẩn thận nhằm tránh phát sinh chi phí quá nhiều trong lúc thi công công trình

Bước 4Lựa chọn Vật liệu xây dựng

Ngoài ý tưởng và bản vẽ thiết kế hoàn hảo, thì việc biến ý tưởng thành đó thành ngôi nhà hiện thực là điều cần thiết. Vậy việc lựa chọn nguyên vật liệu là điều vô cùng quan trọng. Không chỉ đảm bảo công trình luôn bền bỉ theo thời gian, mà còn giúp bạn tối ưu hoá chi phí xây dựng, tiết kiệm thời gian,…

Ngày nay, việc áp dụng công nghệ trong xây dựng luôn được các gia chủ quan tâm vì sở hữu những ưu điểm, việc lựa chọn và sử dụng nguồn vật liệu nào thì cần phải đảm bảo yếu tố là phù hợp với điều kiện tài chính và mong muốn của bạn.

Bước 5Lựa chọn nhà thầu và giám sát xây dựng 

Để lựa chọn nhà thầu nào có kinh nghiệm, đảm bảo tiến độ thì bạn cần phải xem thêm các kinh nghiệm dưới đây:

– Về năng lực, kinh nghiệm có thể dựa theo thời gian thành lập công ty của nhà thầu đó, số lượng công trình đã thực hiện

– Dựa vào mục đích xây dựng của bạn mà lựa chọn nhà thầu chuyên về mảng đấy ví dụ như như nhà thầu xây dựng nhà ở thì chuyên thi công nhà phố, biệt thự, còn nhà thầu khác lại chuyên về thi công showroom, văn phòng, trang trí nội thất….

– Dựa trên giải pháp kỹ thuật, phương thức thực hiện của nhà thầu đưa ra

– Dựa vào công nghệ mà nhà thầu đó áp dụng

– Phải chắc chắn luôn đảm bảo bàn giao đúng tiến độ

Nên tham khảo ý kiến bạn bè, người thân, tìm hiểu thêm nhiều thông tin về nhà thầu trước khi quyết định lựa chọn

Bước 6Tìm hiểu Trình tự thi công

Phần cuối cùng trong bước Xây nhà cần chuẩn bị gì chắc chắn là bạn phải nắm rõ trình tự thi công do nhà thầu đưa ra, dựa vào đó bạn có thể xem được tiến độ công trình. Dưới đây là những bước cơ bản về trình tự thi công bao gồm 2 phần chủ đạo là Phần Thô và Phần Hoàn Chỉnh:

Phần thô:

1.     Móng: Đào đất, đắp đất, gia công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông

2.     Thân: gia công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông cột, sàn, dầm. Xây tô, cán nền

3.     Mái: Lắp dựng xà gồ, lọp mái

4.     Lắp khung bao cửa

5.     Hệ thống đường ống: điện, nước, ADSL, TV

Sàn phẳng là ứng dụng công nghệ hiện đại, không chỉ có nhiều ưu điểm mà giúp tối đa hoá chi phí.

Phần hoàn thiện:

1.     Bả matit, sơn nước, sơn dầu

2.     Lắp và hoàn thiện cửa gỗ, thép, nhôm

3.     Lắp lan can, tay vịn cầu thang, lan can mặt tiền

4.     Đóng trần thạch cao

5.     Ốp lát gạch đá trang trí

6.     Ốp đá cầu thang, bàn bếp

7.     Lát nền nhà, WC, sân

8.     Lắp thiết bị điện: CB, công tắc, ổ cắm…

9.     Lắp đèn chiếu sáng

10.   Lắp thiết bị vệ sinh, bồn nước, máy bơm, máy nước nóng, lắp gương và vòi nước, treo khăn…

Gạch lõi xốp VRO không chỉ giúp tiết kiệm thời gian thi công, mà còn làm tăng thẫm mỹ cho công trình.

Nguồn: vro

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ TƯ VẤN VỀ CÁC CÔNG NGHỆ CỦA VRO MỚI NHẤT HIỆN NAY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *